Trang bị thiết bị hàng đầu
Phòng nghiên cứu ung thư xương Vinmec tại OMU được thiết kế riêng biệt với đầy đủ những trang thiết bị hiện đại, các công nghệ bảo quản và phân tích hàng đầu phục vụ nghiên cứu như máy lạnh sâu PHCBI; công nghệ xử lí mẫu mức độ gen, phân tử next-Generation Sequencing (Công nghệ giải trình tự song song hàng loạt) - công nghệ giải trình gen, DNA hiện đại nhất hiện nay…
Với nguồn dữ liệu lớn từ Ngân hàng mô Vinmec và công nghệ chuyên sâu từ OMU - các công trình tại Phòng Nghiên cứu sẽ mang tính cá thể hóa cao, đặc biệt phù hợp với các đặc điểm riêng của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung. Đây cũng là cơ sở phân tích giá trị, giúp theo dõi điều trị cho bệnh nhân ở thời điểm hiện tại cũng như đánh giá các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới trong vòng 5-10 năm tới.
Đặc biệt, Phòng nghiên cứu sẽ có tính ứng dụng cao nhờ các hoạt động phối hợp liên tục giữa các bác sĩ Việt Nam và Nhật Bản để điều trị cho bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tại Vinmec. Sau mỗi liệu trình, sinh phẩm xét nghiệm sẽ được gửi sang Nhật để phân tích, từ đó bác sĩ tinh chỉnh lại phác đồ như tăng/giảm liều hoá trị, thuốc uống... phù hợp với tiến triển của từng người nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Quy tụ những chuyên gia hàng đầu
Phòng nghiên cứu chuyên sâu về ung thư xương Vinmec do PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy từ Trường Y khoa (OMU) và GS. Trần Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm CTCH&YHTT Vinmec, kiêm GS thỉnh giảng tại OMU phát triển và làm đồng giám đốc, điều hành hoạt động và chủ trì các dự án liên quan.
Tham gia hướng dẫn là các chuyên gia hàng đầu về ung thư của Nhật Bản đang giảng dạy tại trường như: GS. Norifumi Kawada - Hiệu trưởng trường Đại học và Sau đại học Y khoa, kiêm Chủ nhiệm Khoa Gan mật (OMU); GS. Hisashi Motomura - Hiệu phó Trường Đại học và Sau đại học Y khoa, Chủ nhiệm ủy ban hợp tác quốc tế, kiêm Trưởng Đơn vị phẫu thuật thẩm mỹ (OMU); GS. Daisuke Tsuruta - Trưởng Khoa thẩm mỹ da liễu, Trường Đại học và Sau đại học Y khoa (OMU)….
Nghiên cứu sinh là các bác sỹ đến từ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao (CTCH & YHTT) Vinmec.
GS. Trần Trung Dũng, Đồng giám đốc Phòng nghiên cứu tại Nhật Bản phát biểu: “Nghiên cứu cơ bản giúp cho bàn tay, ánh mắt của người bác sĩ lâm sàng có thể chạm sâu tới ở mức độ tế bào và dưới tế bào của quá trình điều trị. Chỉ với các nghiên cứu cơ bản chuyên sâu hơn ở cấp độ này, kết quả điều trị ung thư xương mới có thể được theo dõi tiến triển liên tục. Đó cũng là một phần của xu hướng cá thể hoá và y học chính xác mà Vinmec đang hướng tới”.
Chúc mừng dự án hợp tác nghiên cứu và đào tạo giữa hai bên, GS. Norifumi Kawada cũng khẳng định: “Đây sẽ là cầu nối hiệu quả cho các hoạt động điều trị lâm sàng và nghiên cứu khoa học cơ bản, góp phần vào việc điều trị cho bệnh nhân. Chúng tôi hy vọng rằng dự án mới sẽ tạo nên bức tranh tổng thể các vấn đề về ung thư xương ở Việt Nam và hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc cho người bệnh tốt hơn”.
Việc thành lập Phòng nghiên cứu Ung thư Xương nằm trong kế hoạch hợp tác nghiên cứu giữa Hệ thống y tế Vinmec (Việt Nam) và Đại học TP. Osaka (Nhật Bản) vừa được ký kết.
Quá trình học tập, nghiên cứu tại Đại học TP. Osaka sẽ mở ra cơ hội để đội ngũ bác sĩ chấn thương chỉnh hình Vinmec nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học độc lập - một trong những yếu tố cốt lõi đối với nhân sự của một Trung tâm xuất sắc (COE) theo định hướng phát triển của Hệ thống Y tế Vinmec theo hướng hàn lâm hiện nay.
Đại học TP. Osaka (OMU) là một trong những trường đại học lâu đời nhất của Nhật Bản với tuổi đời gần 150 năm. Nằm trong top 3/744 trường đại học hàng đầu của Nhật Bản về chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo, được đánh giá chuẩn mực về nghiên cứu khoa học, hàng năm trường tiếp nhận và đào tạo gần 10.000 sinh viên, trong đó có khoảng 500 sinh viên quốc tế. Trong đó, Bệnh viện thực hành của trường Đại học và Sau đại học Y khoa thuộc OMU vừa được bình chọn là bệnh viện tốt nhất thế giới về 2 chuyên khoa: Chấn thương chỉnh hình và Xạ trị ung thư. Bệnh viện có diện tích 87.000 m2, với 900 giường bệnh và thường xuyên tiếp nhận và điều trị hơn 2.000 bệnh nhân ngoại trú hàng ngày. Website: https://www.med.osaka-cu.ac.jp/ |
Thế Định
" alt=""/>Vinmec mở phòng nghiên cứu ung thư xương ở Nhật BảnDo ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19, công nghệ tự động hoá hay các robot tự động hoá hiện đang trở thành xu hướng mới. Vậy, con người có nên cảm thấy bị đe doạ bởi sự thay thế của robot tự động?
" alt=""/>5G đã có thể thay thế các mạng Internet khác tại nhà?Tại tòa, HĐXX dành nhiều thời gian xét hỏi bị cáo Huỳnh Văn Dõng để làm rõ nguyên nhân sai phạm tại CDC tỉnh và động cơ nhận gần 2 tỷ đồng “hoa hồng” từ doanh nghiệp.
"Sai phạm vì tin tưởng cấp dưới"
Là người đầu tiên bị thẩm vấn, ông Dõng trình bày khi Covid-19 bùng phát, bị cáo vừa làm Giám đốc CDC tỉnh đồng thời là Tổ trưởng chuyên gia đấu thầu trong việc mua sắm trang thiết bị y tế để phòng chống dịch. Lúc đó, do tình hình cấp bách, đơn vị đã tổ chức mua sắm các trang thiết bị y tế và các bộ hóa chất, kit test phục vụ xét nghiệm PCR và phòng chống dịch.
Tuy nhiên, theo bị cáo, việc mua sắm khá khó khăn. Mỗi khi có đơn vị cung cấp đưa các trang thiết bị tới thì CDC tỉnh tiếp nhận để dùng trước, sau đó sẽ trả lại bằng hợp đồng đấu thầu hoặc bằng hình thức khác.
Bị cáo Dõng trần tình lúc đó, toàn bộ nhân lực dốc sức chống dịch nên rơi vào trạng thái “đầu óc bị rối”. Vì vậy, bị cáo giao cấp dưới hiện các hồ sơ, thủ tục đấu thầu và làm việc với đối tác để mua sắm trang thiết bị y tế, trong đó có Trần Quốc Huy lúc ấy là Trưởng phòng Tổ chức Hành chính CDC tỉnh.
Theo lời khai của bị cáo Dõng, bản thân ông này phần vì không quán xuyến hết được công việc, phần vì tin tưởng vào sự tham mưu của bộ phận giúp việc nên hồ sơ trình lên chỉ xem qua, rồi ký.
Nhận 2 tỷ đồng để "chia anh em"
Còn về việc nhận gần 2 tỷ đồng của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam (VNDAT), bị cáo Dõng khai “bản thân không biết đó là tiền "hoa hồng”, chỉ nghĩ số tiền doanh nghiệp đưa cấp dưới chuyển tới mình nhằm cám ơn đơn vị, hỗ trợ anh em căng sức phòng chống dịch".
Sau khi nhận tiền, ông Dõng chia cho Huy 30 triệu đồng và kế toán trưởng Mai Thị Minh Truyền 50 triệu đồng. Số còn lại, cựu Giám đốc CDC tỉnh để trong tủ tại phòng làm việc. Ngoài ra, ông Dõng cũng khai trong suy nghĩ đã có kế hoạch chi số tiền nhận của doanh nghiệp cho anh em trong đơn vị. Tuy nhiên, bị cáo chưa kịp thực hiện.
Tuy nhiên, HĐXX đề nghị bị cáo phải thành khẩn khai báo bởi thực tế đã đưa cho Huy và Truyền 50 triệu đồng. Đồng thời, bị cáo còn giữ tiền trong tủ phòng làm việc của mình chứ không phải tại phòng kế toán hay nơi nào khác. Ngoài ra, HĐXX cũng nhắc nhở về sự thành khẩn trong lời khai để tòa có thể xem xét tình tiết cho bị cáo.
Theo cáo trạng, ông Dõng và cấp dưới đã thông đồng thực hiện trái quy định 5 gói thầu với công ty VNDAT, tổng giá trị hơn 14 tỷ đồng. Điều này tạo điều kiện cho VNDAT thu lợi bất hợp pháp với mức lợi nhuận hơn 350% giá vốn, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 10 tỷ đồng. Phía công ty này sau đó chi “hoa hồng” cho bị cáo Dõng số tiền gần 2 tỷ đồng.
Ngoài ra, cơ sở Phong Phú do Cao Văn Cường làm chủ hộ kinh doanh đã sử dụng thông tin, hồ sơ giả mạo để tham gia đấu thầu và cũng đã được CDC Khánh Hòa xét trúng thầu 37 gói thầu, tổng trị giá hơn 17,3 tỷ đồng. Cường đã hưởng lợi bất hợp pháp, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 4,178 tỷ đồng.
Đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Tường Khuê (tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng), công ty này cũng đã được CDC Khánh Hòa phê duyệt trúng 21 gói thầu cung cấp hàng hóa, vật tư chống dịch COVID-19, tổng giá trị hơn 19,51 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1,9 tỷ đồng.
Dự kiến phiên xử diễn ra trong 6 ngày.